Việc xác định chính xác vị trí ” chân ga ô tô bên nào ” sẽ giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lái xe, kiểm soát xe hiệu quả hơn và đặc biệt tránh nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. Vị trí tiêu chuẩn của chân ga sẽ có một số chi tiết khác biệt giữa xe số sàn và xe số tự động. Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc chân ga của xe ô tô bên nào, hãy cùng Auto Protech đi sâu vào tìm hiểu về vị trí của chân ga trong bài viết sau đây!
Vị trí chân ga ô tô tuy là kiến thức cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng mà mọi tài xế lái xe cần phải nắm vững. Vậy chân ga ô tô nằm bên nào?
Vị trí tiêu chuẩn của chân ga trên xe ô tô thường nằm ở phía bên phải của người lái, ở trong khoang điều khiển. Tuy nhiên sẽ có một số khác biệt giữa xe số sàn và xe số tự động. Cụ thể:
Chân ga sẽ nằm tại vị trí ngoài cùng, bên phải theo vị trí của lái xe. Tiếp theo, chân phanh sẽ ở giữa và ở ngoài cùng bên trái sẽ là chân côn.
Không có bàn đạp ở ngoài cùng bên trái hoặc được thay thế bằng phần để chân bởi xe số tự động sẽ không có chân côn. Còn hai vị trí của chân ga và chân côn vẫn được giữ nguyên. Phía ngoài cùng bên phải người lái vẫn là chân ga và bên cạnh là chân phanh.
Một số tài xế, đặc biệt là lái mới vẫn bị “lơ mơ” về vị trí của chân ga với chân phanh, nhất là khi lái xe lạ. Chân “ga” và “phanh” trên xe ô tô sẽ có chức năng và vị trí khác nhau. Việc không phân biệt rõ ràng vị trí của hai bộ phận quan trọng này có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, gây tai nạn nghiêm trọng. Hãy theo dõi bảng phân biệt chân “ga” và “phanh” dưới đây, sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện và hiểu rõ chức năng của từng bàn đạp:
Tiêu chí so sánhChân gaChân phanh Vị trí Nằm ở ngoài cùng bên phải người lái. Nằm ở giữa chân ga với chân côn (xe số sàn), bên trái chân ga (xe số tự động) Chức năng Điều chỉnh tốc độ của xe, khi nhấn chân ga, động cơ sẽ nhận được nhiều nhiên liệu hơn, giúp tăng tốc nhanh chóng. Sử dụng để giảm tốc độ hoặc dừng xe. Khi người lái nhấn chân ga, hệ thống phanh sẽ tác động lên bánh xe, giúp giảm tốc độ và dừng xe. Cảm giác khi sử dụng Đạp xuống sẽ thấy xe tăng tốc. Đạp xuống sẽ thấy xe giảm tốc hoặc dừng lại Lưu ý khi sử dụng Đạp nhẹ chân ga để xe tăng tốc dần dần. Nhấn nhẹ nhàng, từ từ lên chân phanh để giảm tốc độ xe hoặc nhấn mạnh lên bàn đạp phanh để dừng xe hoàn toàn.Lưu ý: Luôn dùng chân phải để điều khiển cả chân ga và chân phanh, khi lái xe lạ, hãy làm quen với vị trí của hai bàn đạp này trước khi bắt đầu di chuyển.
Việc nắm rõ vị trí chân ga ô tô bên nào hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn và hiệu quả khi lái xe, điển hình như:
Đã có không ít tai nạn nghiêm trọng xảy ra do người lái nhầm lẫn giữa chân ga với chân phanh. Vì vậy, trong những tình huống khẩn cấp, việc xác định chính xác vị trí của chân ga sẽ giúp lái xe phản ứng nhanh, kiểm soát tốc độ xe hiệu quả hơn, hạn chế tối đa nguy cơ va chạm hoặc tai nạn.
Khi nắm rõ vị trí của chân ga, tài xế sẽ tự tin điều chỉnh, kiểm soát tốc độ xe mượt mà, nhất là trong các tình huống giao thông phức tạp, phải tăng tốc, dừng xe hoặc vượt qua phương tiện khác. Đồng thời, việc dùng chân ga đúng cách còn giúp bảo vệ động cơ và hệ thống lái, duy trì tuổi thọ lâu dài.
Khi đã quen thuộc với vị trí của chân ga cũng như chân phanh, các tài xế sẽ tự tin hơn khi di chuyển. Nhất là với các tài xế mới hoặc khi lái xe lạ, giúp giảm căng thẳng và lo lắng khi điều khiển xe, đặc biệt là khi phải di chuyển trong các khu vực đông đúc hoặc trong điều kiện đường xá phức tạp.
Khi đã làm quen với vị trí chân ga, tài xế có thể điều chỉnh lực đạp phù hợp trong các tình huống giao thông khác nhau. Từ đó giúp xe vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả thay vì đột ngột tăng tốc hoặc phanh gấp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cảm biến chân ga là gì? Chức năng và các lỗi thường gặp
“Xế cứng” là những người đã có kinh nghiệm lái xe được tích lũy lâu năm. Họ thường có mẹo và kinh nghiệm riêng giúp nhận biết chính xác và nhanh chóng vị trí của chân ga trên ô tô, nhất là khi họ phải lái xe lạ. Thông qua chia sẻ của các “xế cứng”, Auto Protech đã tổng hợp được một số kinh nghiệm hữu ích sau đây:
Trước khi nổ máy, hãy dành một chút thời gian để quan sát và xác định chính xác vị trí của các bàn đạp. Hãy ghi nhớ nguyên tắc chân ga luôn nằm ngoài cùng bên phải.
Hãy chạm trực tiếp vào chân ga và chân phanh để làm quen và cảm nhận sự khác biệt rõ ràng. Chân ga thường sẽ có bề mặt nhỏ và cảm giác đạp nhẹ hơn so với chân phanh.
Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bạn hãy thực hành đạp chân ga và chân phanh cho nhuần nhuyễn. Kinh nghiệm này sẽ giúp bạn làm quen với vị trí và độ nhạy của hai bàn đạp.
Khi đã bắt đầu lái xe, hãy vận hành ở tốc độ chậm trước để kiểm tra khả năng điều chỉnh chân ga với chân phanh. Các thao tác cần có sự mượt mà, nhuần nhuyễn để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các sai lầm trong những tình huống khẩn cấp.
Đây chính là quy tắc quan trọng nhất, luôn được các “xế cứng” ghi nhớ. Cụ thể, khi xe không tăng tốc, hãy luôn đặt chân ở gần bàn đạp phanh để sẵn sàng xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra trên đường. Quy tắc vàng này vừa giúp bạn phản ứng nhanh hơn khi cần dừng xe, vừa giúp giảm thiểu nguy cơ đạp nhầm chân ga trong lúc hoảng loạn.
Cho dù là xe sàn hay xe số tự động, chân ga luôn nằm tại vị trí bên phải, ngoài cùng so với vị trí người lái. Tuyệt đối không được chủ quan, hãy ghi nhớ chính xác vị trí của chân ga để điều khiển xe chính xác và an toàn, hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong các tình huống khẩn cấp.
Qua đây, Auto Protech đã giải đáp thắc mắc chân ga ô tô bên nào, cũng như chia sẻ kinh nghiệm của các tài xế lâu năm để tránh việc đạp nhầm chân phanh và chân ga. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này vào thực tế để tạo thành thói quen lái xe an toàn, giúp bạn tự tin hơn điều khiển phương tiện trên mọi hành trình. Hãy nhớ theo dõi Blog Auto Protech thường xuyên để cập nhật liên tục các kiến thức hữu ích về xe hơi!
Link nội dung: https://www.cce.edu.vn/chan-ga-o-to-ben-nao-xe-cung-chia-se-kinh-nghien-phan-biet-a14151.html